Thứ Sáu, 24 tháng 10, 2014

Kinh nghiệm làm việc tại công ty Nhật bản

Kinh nghiệm làm việc tại công ty Nhật bản
Kinh nghiệm làm việc tại công ty Nhật bản
Một só kinh nghiệm làm việc tại Các Công ty Nhật

Kinh nghiệm làm việc ở công ty Nhật


Trong văn hóa và phong tục tập quán của người Nhật có nhiều khác biệt so với những nền văn hóa khác. Người Nhật thường rất kỹ tính, để có được đánh giá cao trong công việc cũng như giao tiếp với công việc, chúng ta cần lưu ý những tính cách đặc trưng như sau:

- Tính cách khá giống nhau, đặc biệt là ở Tokyo gặp ai thì cũng như nhau cả. Bởi vì họ được giáo dục đào tạo bài bản, dân tộc của họ là dân tộc thuần chủng . Đến cả thời trang kinh dị cũng có chuẩn

- Làm cái gì cũng phải có lịch trình, kế hoạch cụ thể , được ghi vào một quyển sổ hoặc cuốn lịch để nhắc nhở công việc phải làm


- Sòng phẳng không muốn nợ ai cái gì. Nên ngay cả những người bạn đồng nghiệp đi ăn với nhau, thì cũng ai trả tiền người nấy.

- Rất tinh ý trong đánh giá và nhận xét . Người Nhật là bậc thầy trong việc chọn đối tác và trong đánh giá đối tác . Cứ yên tâm là đã làm việc với người Nhật thì họ sẽ đánh giá chính xác mình là người như thế nào:

- Luôn luôn tuân theo qui chuẩn tại nơi họ làm việc

- Họ luôn muốn nhìn thấy sự tiến bộ của đối tác, của nhân viên cấp dưới có thể xuất phát điểm của bạn thấp nhưng nếu bạn tiến bộ nhanh và tiến bộ đấy là do người Nhật mang lại thì họ rất hài lòng

- Rất ý thức được việc gì là công việc họ phải làm. Ý thức rõ trách nhiệm và phạm vi công việc
Ví dụ như trong 1 dự án thì họ hết lòng chăm sóc người của công ty đối tác sang công tác ở Nhật không phải là do tình cảm gì đặc biệt mà là do phạm vi của công việc.

- Sợ làm phiền đến người khác : Ví dụ ở ga tầu điện rất đông nhưng không ai chạm vào ai. Họ không thích ai động vào đồ đạc của mình mà không xin phép

Kinh nghiệm khi giao tiếp với người Nhật

- Không dấu được điều gì nên cứ bộc lộ bình thường. Đứng trên quan điểm nói thật nhưng không nói hết

- Đừng lo lắng nếu lúc đầu mình yếu, chỉ cần cố gắng là những cố gắng sẽ được sếp ghi nhận .

- Người Nhật rất lịch sự trong giao tiếp, họ biết đâu là công việc mình cần phải làm . Khi làm việc với mình họ sẽ  rất chu đáo và tỏ ra vô cùng thân thiện. Tuy nhiên, người Nhật luôn có những giới hạn về sự riêng tư và rạch ròi trong công việc.

-Tôn trọng các chuẩn thành văn và bất thành văn của người Nhật , nhập gia phải tuỳ

- Luôn luôn thể hiện mình là người dưới với các đối tác Nhật (cho dù họ cần mình hay mình cần họ), cần phải vô cùng khiêm tốn khi làm việc với Người Nhật

- Người Nhật ưa sự chính xác nên khi nói chuyện với họ không được nói đoán, nói đùa, không được dịch bừa mà phải cực kỳ chính xác và đúng sự thật.

Kinh nghiệm làm sao để nói tốt tiếng Nhật

- Chăm giao tiếp và thích giao tiếp. Nói tiếng Nhật mọi lúc mọi nơi
- Tư duy tiếng Việt phải trôi chảy, phải biết cách diễn đạt bằng tiếng Việt trước khi chuyển nó sang tiếng Nhật

- Tìm kiếm cơ hội để luyện tập thường xuyên. Để ý cách nói của người Nhật và học theo . Có cơ hội là lập tức nói lại (nhái lại) giọng của họ xem phản ứng của họ thế nào

- Có 1 thú vui nào đó liên quan đến tiếng Nhật (Đọc tạp chí, truyện tranh, bài hát…)

- Có động lực nào đó để thường xuyên nâng cao năng lực tiếng Nhật ( đi du học, đi công tác, kết hôn với người Nhật, nâng level để tăng lương v.v.)
Tác giả bài viết: http://trungtamnhatngu.edu.vn/
Nguồn tin: trungtamnhatngu.edu.vn

Các ngành học được du học sinh quan tâm tại Nhật Bản

Các ngành học được du học sinh quan tâm tại Nhật Bản
Các ngành học được du học sinh quan tâm tại Nhật Bản
Trung tâm tiếng nhật SOFL xin giới thiệu một số ngành học mà du học sinh học tại nhật bản đặc biệt quan tâm....



Trung tâm tiếng Nhật SOFL xin giới thiệu những ngành học mà du học sinh đi học tại Nhật Bản đặc biệt quan tâm, bởi “đầu vào”, “đầu ra” đều thuận lợi ở cả Việt Nam và Nhật Bản.

1)   Y tế

y te nhat ban
Theo kết quả của cuộc tổng điều tra dân số tại Nhật Bản, 1/5 dân số ở đây đang ở độ tuổi 65 trở lên, và con số này được dự báo là tiếp tục tăng mạnh khi các thanh niên Nhật Bản vẫn ngại lập gia đình, ngại sinh con.
Dân số ngày càng già đi, trong khi lực lượng lao động trong nước ngày một khan hiếm, nên các nguồn lao động nước ngoài luôn được chào đón tại Nhật Bản, đặc biệt là ở lĩnh vực y tế và chăm sóc sức khỏe người già.Thấy được thị trường tiềm năng này, không ít các bạn trẻ Việt Nam đã đăng ký vào các chuyên khoa y, điều dưỡng.
Đối với người già, thời tiết ở Nhật Bản vào mùa đông là rất lạnh, và khó chống đỡ, nên họ thường đi du lịch hoặc nghỉ dưỡng tại những đất nước ấm áp khác. Việt Nam là địa điểm đáng tin cậy bởi khí hậu ở đây ôn hòa và an ninh tốt. Trong tương lai, Nhật Bản dự định sẽ xây thêm nhiều viện dưỡng lão tại Việt Nam. Tuy nhiên, một thực tế cho thấy là có rất ít y tá, bác sĩ có thể nói được tiếng Nhật. Do đó, đây thực sự là ngành học tiềm năng cho các bạn trẻ Việt Nam khi muốn làm việc tại Nhật, hoặc làm việc tại các bệnh viện Nhật Bản tại Việt Nam.

2)   Điện tử, điện lạnh

dien tu dien lanh
Thị trường Việt Nam đang ngày càng hấp dẫn các doanh nghiệp điện tử Nhật Bản nhờ đội ngũ lao động có tay nghề , chi phí nhân công rẻ, chỉ bằng một nửa so với lao động Trung Quốc, và tiềm lực tiêu thụ các sản phẩm công nghệ, điện tử đang tăng mạnh tại Việt Nam.
Nhận thấy Việt Nam là một thị trường đang bỏ ngỏ, nhiều tập đoàn lớn tại Nhật Bản như Nidec Corp, Nitto Denko Corp, Toko Inc… đã đầu tư vào nhiều vùng tại Việt Nam, với số vốn lên đến hàng tỷ USD.
Từ đó, các ngành công nghiệp phụ trợ, khai thác, chế tạo máy, lắp ráp, tự động hóa cũng đang ngày được mở rộng và phát triển tại Việt Nam. Đây là mảnh đất màu mỡ cho những du học sinh đi học tại Nhật Bản về, có vốn tiếng Nhật tốt, và có chuyên môn về điện tử, điện lạnh. Ngành này đang dần thay thế vị trí của các ngành học kinh tế, khách sạn, du lịch, vốn được coi là “hot” trong những năm trước.

3)      Công nghệ sinh học

cong nghe sinh hoc
Hiện nay, cả Việt Nam lẫn Nhật Bản đều đang cần nhiều kĩ sư nghiên cứu về công nghệ sinh học.
Các ngành công nghệ sinh học cũ như lên men, sản xuất enzyme, chất phụ gia sản phẩm và thực phẩm lên men đóng một vai cực kỳ quan trọng trong công nghiệp Nhật Bản trong suốt thế kỷ qua. Tuy nhiên, Nhật Bản tin rằng họ vẫn đang bị tụt lại phía sau trong các nghành công nghệ sinh học mới như kỹ thuật tái tổ hợp DNA, kỹ thuật di truyền…Nhận thức được tầm quan trọng, Nhật Bản đã dành nhiều ưu tiên cho nghành này khi thiết lập thêm nhiều viện nghiên cứu, hội đồng chiến lược…
Đây cũng là một ngành nghề tiềm năng, cần nhiều nguồn nhân lực, và là ngành mà nhiều du học sinh Việt Nam muốn theo học tại Nhật Bản.

4)    Công nghệ thông tin

Nhật Bản vốn nổi tiếng là cường quốc về công nghệ thông tin, với nhiều sáng tạo về công nghệ, phần mềm tiện ích, và sản xuất máy vi tính. Họ đã từng bỏ ra hơn 300 triệu USD để đầu tư cho việc phổ cập tin học tại các trường học.
Công nghệ thông tin được sử dụng nhiều trong đời sống, giải trí và công việc của người Nhật, như một phần không thể thiếu của đại đa số người dân Nhật Bản, do đó rất được coi trọng, và được đầu tư nhiều.
Nước này cũng là nơi có nhiều trường đại học đào tạo về công nghệ thông tin, được đánh giá là có chất lượng tốt. Do đó mà nhiều học sinh lựa chọn công nghệ tin là ngành học khởi nghiệp cho tương lai.

5) Kinh tế, quản lý

Xứ sở hoa anh đào được coi là cái nôi của những tập đoàn kinh tế hàng đầu thế giới với nhiều tập đoàn xuyên quốc gia, các công ty lớn nhỏ về điện tử, sản xuất ô tô….Để có được vị thế kinh tế đó, Nhật Bản đã phải đào tạo ra nhiều nhà quản lý giỏi, với những bí quyết kinh doanh đặc biệt. Do đó mà các vị phụ huynh đều rất tin tưởng khi cho con em mình học tập các chuyên nghành kinh tế, quản lý tại đất nước này.
Học viên khi theo học tại đây, không những được học những kiến thức chuyên nghành, họ còn được rèn dũa những kỹ năng mềm nhưng lại vô cùng cần thiết như: thuyết trình trước đám đông, khả năng làm việc theo nhóm, sáng tạo các ý tưởng, làm việc đúng giờ, nghiêm túc trong công việc…
 
Tác giả bài viết: http://trungtamnhatngu.edu.vn/
Nguồn tin: trungtamnhatngu.edu.vn

Giáo dục mầm non tại Nhật

Giáo dục mầm non tại Nhật
Giáo dục mầm non tại Nhật
12 ĐIỀU NGẠC NHIÊN VỀ GIÁO DỤC MẦM NON Ở NHẬT Một bà mẹ Trung Quốc sống ở Kyoto đã rất ngạc nhiên về hệ thống giáo dục mầm non cũng như thói quen của những đứa trẻ ở Nhật Bản. Cô chia sẻ những điều mình quan sát được:

"Trước khi tới Nhật, Tiantian (con gái cô) đã từng học trường mẫu giáo ở Bắc Kinh 1 năm. Vì vậy, các bạn có thể hiểu rằng, chúng tôi cũng không xa lạ gì với môi trường này. Song, có những điều ở các trường mẫu giáo Nhật Bản đã khiến tôi phải ngạc nhiên".
---------------
1. Dạy cách "mỉm cười" và nói "cảm ơn"
Trong những trường mầm non ở Nhật, dường như họ không hề quan tâm đến việc dạy kiến thức cho bọn trẻ. Chúng không có bất kì quyển vở nào, chỉ có những cuốn phác thảo mỗi tháng một lần. Trong kế hoạch giáo dục của của nhà trường cũng không hề có những môn học như Toán, chữ kana (chữ Nhật), nghệ thuật hay âm nhạc. Và cũng không có cả Tiếng Anh hay những cuộc thi Olympia Toán học quốc tế. Họ cũng không dạy trượt băng hay bơi lội. Khi bạn hỏi họ dạy bọn trẻ những gì thì bạn sẽ không bao giờ đoán được câu trả lời: "Chúng tôi dạy bọn trẻ cách luôn luôn mỉm cười!" Ở Nhật, bạn ở đâu không quan trọng, bạn đang nói chuyện với ai không quan trọng, mà quan trọng nhất là bạn phải ‘luôn mỉm cười'. Một cô gái luôn mỉm cười là cô gái xinh đẹp nhất. Họ còn dạy những gì nữa? Họ dạy chúng nói ‘cảm ơn'. Có những điều được chú trọng trong nền giáo dục của Nhật song lại không được quan tâm nhiều ở Trung Quốc. Tuy nhiên, sau 3 năm, tôi nhận thấy rằng Tiantian đã có những tiến bộ về các môn như âm nhạc, nghệ thuật và đọc. Sự tiến bộ này là nhờ phương pháp giáo dục toàn diện.
---------------
2. Cần rất nhiều túi để tới trường
Vào một ngày, họ nói chúng tôi cần phải chuẩn bị một số lượng túi nhất định với các kích cỡ khác nhau:
Túi sách vở, túi bao ngoài, túi dụng cụ ăn uống, hộp dụng cụ ăn uống, túi quần áo, túi đựng quần áo sẽ thay, túi đựng quần áo sau khi thay ra và túi giày. Sau đó thì túi A phải có chiều dài nhất định, túi B phải có chiều rộng nhất định, túi C phải đựng vừa trong túi D, túi E vừa trong túi F. Tôi đã không thể tin được điều đó.
Thậm chí, một vài trường mẫu giáo còn yêu cầu các bà mẹ phải có những chiếc túi riêng của mình.
Sau 2 năm, chúng tôi đã quen với điều đó và những đứa trẻ trở nên rất thành thục trong việc đặt đồ đạc vào đúng chiếc túi của nó. Và tôi cho rằng, lý do người Kyoto không ngại ngần khi phải phân loại rác thải là vì họ đã được dạy điều này từ khi còn ở trường mẫu giáo.
---------------
3. Bọn trẻ xách túi mà không cần sự giúp đỡ của bố mẹ
Đó là điều thực sự làm tôi ngạc nhiên. Tôi nhận thấy những người lớn Nhật Bản, dù là bố mẹ hay ông bà bọn trẻ đều không phải xách bất kì chiếc túi nào cả, trong khi bọn trẻ phải xách tất cả những chiếc túi đủ kích cỡ này (ít nhất là 2 đến 3 chiếc). Và đáng ngạc nhiên hơn nữa là bọn trẻ còn có thể chạy rất nhanh!
Còn với chúng tôi thì sao? Có thể, đó không phải là thói quen của chúng tôi hoặc có lẽ nó là một yếu tố văn hóa, song tôi mang tất cả những chiếc túi, còn Tiantian thì không phải mang gì cả.
Hai ngày sau, giáo viên của Tiantian tới và nói chuyện với tôi: “Mẹ Tiantian à, con gái chị có thể tự làm được mọi việc ở trường…”. Người Nhật có thói quen là chỉ nói nửa câu, sau đó để người nghe tự hiểu.
Ngay lập tức, tôi nhận ra rằng, cô giáo đang nói về chuyện gì. Song thấy tôi trầm ngâm nên cô ấy nói tiếp: “...việc xách những chiếc túi chẳng hạn…”. Sau sự nhắc nhở tế nhị này, tôi đã để cho Tiantian xách tất cả những chiếc túi của cháu.
Trong một cuộc họp phụ huynh, tôi đã nói với mọi người rằng thói quen của người Trung Quốc là bố mẹ nên xách mọi thứ thay cho trẻ con. Lúc đó, đến lượt các bà mẹ Nhật ngạc nhiên đến mức không nói được lời nào. Và sau đó họ hỏi: ‘Tại sao?’
Tại sao ư? Có phải là vì người Trung Quốc chúng tôi yêu những đứa con của mình nhiều hơn không?
---------------
4. Thay quần áo liên tục
Trường mẫu giáo của Tiantian có một bộ đồng phục riêng, khi tới trường, cháu phải cởi bỏ nó ra và thay một bồ quần áo khác dành để vui chơi. Nó phải tháo giày và đi một đôi giày bale màu trắng. Khi tới sân tập thể dục, lại phải thay giày một lần nữa. Sau giấc ngủ vào buổi chiều, bọn trẻ lại phải thay quần áo. Thực sự là rất phiền phức.
Khi ở lớp học Hoa Cúc, Tiantian thường bị chậm trễ trong việc thay quần áo. Tôi thì không thể làm việc này cho cháu được ngoài việc phụ giúp nó một tay. Song tôi nhanh chóng nhận ra rằng tất cả các bà mẹ Nhật đều đứng sang một bên và không giúp đỡ bọn trẻ chút nào hết. Tôi dần hiểu ra rằng, việc thay quần áo này đã dạy bọn trẻ cách sống tự lập.
Thông qua những gì mà chúng phải làm ở trường như thay quần áo, loay hoay với những rắc rối hàng ngày hay treo những chiếc khăn tay, những đứa trẻ Nhật đã bắt đầu học được thói quen giữ mọi thứ ngăn nắp từ khi chúng mới chỉ 2, 3 tuổi.
---------------
5. Mặc quần soóc vào mùa đông
“Trẻ con Nhật luôn phải mặc quần soóc vào mùa đông. Lạnh không hề hấn gì với chúng. Ông bà của Tiantian ở Bắc Kinh đã rất lo lắng về việc này và cho rằng, tôi phải nói chuyện với cô giáo về vấn đề này, bởi lẽ, trẻ con Trung Quốc không thể chịu được lạnh.
Chắc các bạn không thể tưởng tượng được khi Tiantian mới bắt đầu vào trường mẫu giáo, ngày nào, cháu cũng bị ốm. Nhưng khi tôi nói chuyện với các bà mẹ Nhật thì câu trả lời của họ đã làm tôi kinh ngạc: “Tất nhiên rồi! Lý do chúng tôi đưa bọn trẻ tới trường mầm non là để chúng ốm mà!”
Nhìn những đứa trẻ khỏe mạnh đang chạy nhảy, tôi nhận ra rằng chúng ta không nên quá nuông chiều con cái.
---------------
6. Chưa đầy 1 tuổi nhưng có thể thi đấu trong những hoạt động thể thao
“Tất cả những lớp học ở trường mầm non Nhật Bản đều được đặt tên theo các loài hoa. Ban đầu, Tiantian ở lớp học Hoa Cúc, sau đó là Hoa Loa Kèn và bây giờ là một trong số những ‘chị cả’ - lớp học Hoa Violet. Những đứa trẻ chưa đầy 1 tuổi thì ở lớp học Hoa Đào.
Những ‘bông hoa đào’ chưa đầy 1 tuổi này không chỉ được đưa tới trường mầm non mà còn tham gia vào tất cả các hoạt động lớn như những buổi thi đấu thể thao hay những chương trình biểu diễn. Nhìn những đứa trẻ vừa khóc vừa bò về phía trước, tôi luôn cảm thấy rất thương chúng.
---------------
7. Những đội bóng đá nữ
“Khi bọn trẻ học tới lớp mẫu giáo nhỡ ở trường mầm non, chúng bắt đầu với những bài học nhảy hàng tuần, giống như những bài tập thể dục thể chất ở nhà. Khi chúng học tới lớp lớn, sẽ có một trận đấu bóng đá. Khi mà bọn trẻ không tập nhảy cả ngày nữa nghĩa là chúng đang luyện tập bóng đá. Chúng cũng chơi như những vận động viên thực thụ, thậm chí là còn thi đấu với các trường mầm non khác. Tiantian đã bị thâm tím đầy người khi chơi trò chơi này song bù lại con bé khỏe khoắn và dũng cảm hơn.
Thực sự là khi chúng tôi mới tới Nhật Bản, sức khỏe của Tiantian thật là tệ. Bọn trẻ ở Nhật thường bắt đầu chơi bóng từ khi mới 3, 4 tuổi. Ở độ tuổi ấy, chúng bé hơn bọn trẻ Trung Quốc rất nhiều. Trong lớp của Tiantian, con bé lớn hơn hẳn những đứa trẻ khác nhưng lại rất yếu.
Bọn trẻ Nhật thì sẽ chạy quanh sân, còn Tiantian thì sao? Con bé sẽ bị cát nhét đầy giày và sẽ phải nhón chân để đi bộ. Một lần, bọn trẻ có một chuyến tham quan buộc chúng phải trèo lên một ngọn núi. Và Tiantian đã phải đi xuống núi và có 2 đứa trẻ Nhật khác nhỏ hơn đi cùng để dìu con bé. Con bé chưa từng leo bộ lên một ngọn núi trong một tiếng đồng hồ. Bây giờ thì nó đã khá hơn. Năm ngoái, ở Shangrila, Tiantian đã đi bộ trong vòng 4 tiếng mà không hề hấn gì.
---------------
8. Hệ thống giáo dục có tính hòa nhập
Khi còn ở Trung Quốc, tôi chỉ nhìn thấy lớp mẫu giáo của Tiantian một vài lần. Mỗi lớp đều có một phòng học riêng, song ở Nhật Bản thì không phải vậy. Trước 9h30 sáng và sau 3h30 chiều, cả trường đều chơi cùng nhau. Trong sân, những đứa trẻ lớn cầm tay những đứa trẻ nhỏ, những đứa nhỏ đuổi theo những đứa lớn. Chúng chơi đùa rất vui vẻ, như thể anh chị em ruột. Ví dụ như cách đây vài ngày, trong nhóm của Tiantian và một nhóm khác, sau khi biểu diễn tiết mục của chúng, bọn trẻ đã nói những điều làm cho tất cả các bậc phụ huynh đều phải bật khóc: "Nhóm của con hôm nay rất vui bởi vì những em lớp dưới đã biểu diễn rất tốt. Đây là nhóm cuối cùng của bọn con. Khi bọn con bắt đầu học tiểu học, chắc chắn bọn con sẽ nhớ những người bạn này và trường của chúng con".
---------------
9. Số lượng các hoạt động
Nhìn vào lịch thì có thể biết những ngày tôi phải chuẩn bị bữa trưa cho Tiantian. Đây là những ngày con bé có những buổi dã ngoại. Tôi không thể đếm được con bé đã leo núi mấy lần, được đi thăm bao nhiêu hồ nước, được đi tham quan và nhìn thấy bao nhiêu động vật và cây cối. Ngoài ra, Tiantian còn tham gia làm bánh, tới những ngày hội thể thao, biểu diễn ở những sự kiện cộng đồng, tham gia những lễ hội được tổ chức qua đêm, tới các buổi giao lưu, những đền chùa, các buổi triển lãm... Chỉ có thể nói rằng có rất nhiều các hoạt động trong trường mầm non Nhật Bản.
---------------
10. Tổ chức tất cả các ngày lễ
"Điều này cũng thực sự làm tôi ngạc nhiên. Giống như tôi đã nói ở trên, các trường mầm non của Nhật Bản tổ chức tất cả các ngày lễ truyền thống của họ: Ngày Con Gái, Ngày Con Trai, Lễ hội Ma đói... Không chỉ có vậy, họ còn tổ chức ngày Renri (đêm thứ 7 của năm mới theo lịch âm) và ngày Qixi. Có buổi học, Tiantian trở về nhà và nói với tôi rằng: "Hôm nay, cô giáo hỏi con người Trung Quốc tổ chức những ngày lễ này như thế nào và con đã nói rằng con không biết". Thật là xấu hổ! Chính tôi cũng không biết câu trả lời!
---------------
11. Năng lực của giáo viên"
Trong một lớp học ở Nhật, có từ 10 đến 30 học sinh nhưng chỉ có 1 giáo viên. Ban đầu, tôi đã băn khoăn về điều này. Nếu cô giáo có thể để mắt được tới tất cả bọn trẻ thì quả thực cô ấy rất giỏi. Sau đó, tôi nhận ra rằng mình đã đánh giá thấp những giáo viên mầm non nơi đây. Chỉ với một giáo viên, những tác phẩm của 30 đứa trẻ, chỉ huy một đội trống (rất chuyên nghiệp), việc học nghệ thuật, âm nhạc, học đọc, ngày sinh nhật của chúng, những nhóm mà chúng tham gia và các ngày hội thể thao...tất cả đều được sắp xếp một cách ngăn nắp và cẩn thận. Hãy nhìn cô giáo xem, cô ấy luôn bình tĩnh và thoải mái. Và cô ấy đã khoảng 50 tuổi rồi đấy! Tôi rất khâm phục cô ấy!
---------------
"12. Sự ảnh hưởng của Phật giáo"
Có lẽ Kyoto là thành phố có nhiều đền chùa hơn bất kì thành phố nào của Nhật Bản. Nó có một không khí linh thiêng. Hàng tuần, Tiantian đều được đưa tới các đền chùa. Trong lễ hội quan trọng nhất, con bé phải quỳ trước Phật và có những hoạt động vào ngày sinh của Phật cũng như ngày Nirvana. Hôm qua, Tiantian đã tới đền Nishi Honganji để xin một điều ước. Con bé được đại diện cho cả lớp dâng lên Phật những bông hoa. Tôi đã hỏi xem nó ước điều gì và con bé nói rằng: "Con ước rằng con sẽ luôn tin tưởng vào Đức Phật, luôn đối xử với mọi người bằng tấm lòng biết ơn và luôn quan tâm tới những gì người khác nói".

Trung tâm tiếng nhật SOFL - Tiếng Nhật cho mọi người !

Tác giả bài viết: Sưu tầm
Nguồn tin: trungtamnhatngu.edu.vn

Huyền thoại Ninja và những bí mật

Huyền thoại Ninja và những bí mật
Huyền thoại Ninja và những bí mật
Ở Phương Tây có Robin Hood, Trung Quốc có các kiếm khách lão luyện giang hồ, và Nhật Bản cũng có một huyền thoại Ninja không kém phần nổi tiếng mà rất nhiều người được nghe tên. Vậy Ninja là ai?

Hãy cùng trung tâm tiếng Nhật SOFL tìm hiểu về huyền thoại Ninja nhé ?

Ninja (Nhật: 忍者 Nhẫn giả) hay shinobi (Nhật: 忍び), là danh xưng để chỉ những cá nhân hay tổ chức đánh thuê chuyên về hoạt động bí mật từng tồn tại trong lịch sử Nhật Bản về nghệ thuật không chính thống của chiến tranh từ thời kỳ Kamakura đến thời kỳ Edo.
Nhiều người nói vui rằng, Ninja có vài phần giống các đặc công trong quân đội. Các hoạt động của Ninja bao gồm: gián điệp, phá hoại. ám sát, thậm chí có thể tham gia tập kích đối phương trong một vài trường hợp nhất định. Ninja còn được hiểu là những người sử dụng phép lẩn trốn (忍術, ninjutsu). Điều này phản ánh thực tế là các ninja chú trọng việc ngụy trang và lẩn trốn chứ không hiếu chiến, là những lực lượng bí mật nên Ninja có những điểm khác biệt cơ bản với các võ sĩ đạo Samurai – vốn có những quy định hết sức nghiêm ngặt về danh dự và chiến đấu. Hoạt động của Ninja thiên về thủ đoạn không quy ước và bí mật. Nhà sử học quân sự Hanawa Hokinoichi đã viết về Ninja trong cuốn Buke Myōmokushō của mình: “Họ ngụy trang ở bất cứ khu vực lãnh thổ của đối phương để đánh giá tình hình địch. Họ sẽ dụ địch và đánh lạc hướng bằng những cách riêng của mình, tiến vào giữa đối phương để phát hiện những khoảng trống và xâm nhập thành công vào lâu đài, nơi cư trú của đối phương để thực hiện các nhiệm vụ: phóng hoả, ám sát hoặc theo dõi bí mật.”

ninja
Trong các tiểu thuyết, phim ảnh, Ninja thường được mô tả là những người mặc đồ đen từ đầu đến chân, lưng mang kiếm, lợi dụng đêm tối để đột nhập vào căn cứ địch mà do thám hoặc tiến hành ám sát. Tuy nhiên, trang phục thực sự của các Ninja là màu nâu sẫm.
Để dễ dàng di chuyển và thực hiện kế hoạch, vũ khí đi kèm cùng các Ninja cũng khá nhỏ, nhẹ như phi tiêu, đoản kiếm, bom khói, cát khô,…. Các Ninja cũng thường bàn tính các kế hoạch vô cùng chu toàn và kĩ lưỡng, và khi đã thực hiện nhiệm vụ thì rất quả cảm, họ sẽ tự sát nếu bị lộ hoặc nhiệm vụ thất bại để tránh làm lộ những bí mật của tổ chức mình làm việc.
Các kỹ năng của Ninja
Truyền thuyết Ninja được dân gian tô vẽ và siêu việt hóa, trở thành những siêu nhân có nhiều phép thuật biến hóa kì ảo. Thực chất, họ là những chiến binh được đào tạo bài bản, huấn luyện các kĩ năng phòng vệ và võ thuật, tăng cường sức chiến đấu cùng thuật ẩn náu, ngụy trang và sử dụng thành thạo các loại vũ khí. Hơn nữa, các Ninja thường hoạt động bí mật về đêm nên quanh họ dường như luôn nhuốm màu đen bí ẩn, huyền bí.
1. Thuật phi thân: Ninja thường tập luyện bằng cách nhảy qua các vật cản, từ thấp đến cao, ngày này qua ngày khác tạo nên sức bật, dẻo dai vượt trội người thường, cộng thêm các kỹ thuật bám vịn điểm tựa, ván nhảy để vượt qua các vật cản không quá cao (tường tầm thấp, mái nhà…). Từ đó, hình thành huyền thoại Ninja có khả năng nhảy cao.
2. Thuật ẩn nấp: Ninja thường tính toán rất kĩ địa thế, thời điểm hoạt động. Cộng với trang phục và sử dụng vật liệu hóa trang hòa nhập với môi trường, họ có thể dễ dàng ẩn nấp thích ứng tốt với các địa hình (cây cỏ, núi, nước…). Do các kỹ thuật của ninja đều không phổ biến, nên được dân gian thêm thắt thành huyền thoại Ninja có thể tàng hình!
3. Thuật dùng dụng cụ hỗ trợ: do đặc thù tác chiến đặc biệt, hầu hết phải hoạt động trong khu vực được bảo vệ nghiêm ngặt của đối phương, các Ninja thường phải dùng rất nhiều các công cụ để hỗ trợ việc thâm nhập. Do phải mang vác, nên hầu hết các công cụ hỗ trợ phải gọn nhẹ và hầu hết là thô sơ, đòi hỏi phải có khả năng sử dụng nhiều mục đích khác nhau và phải được tập luyện thành thục. Như các kỹ thuật, dây thừng đầu có móc sắt/móc ghim (hình dạng bàn tay) để phóng chặt vào 1 điểm cao (bằng gỗ, tường đất…) và leo lên. Kỹ năng này yêu cầu phải nhanh gọn và cũng phải được tập luyện nhiều.
Các kỹ năng tiêu biểu khác mà 1 Ninja phải thuần thục
1. Kỹ năng sử dụng vũ khí cận chiến (Melee weapon): kiếm ngắn, dao găm, phi tiêu các loại… Yêu cầu tiên quyết là dứt điểm mục tiêu nhanh gọn ít tiếng động
2. Kỹ năng sử dụng vật liệu nổ: gây cháy, gây độc, gây khói
3. Kỹ năng lợi dụng địa hình, địa vật, cấu trúc nhà cửa, trần nhà, v.v, để ẩn nấp hay bám trụ bất động ở đó trong một thời gian lâu, chờ thời cơ
4. Kỹ năng xử lý tình huống: có thể sử dụng bất kì vũ khí, vật dụng trong tay để tiêu diệt đối phương, gây ít tiếng động để trốn thoát, lẩn trốn nhanh
5. Kỹ năng điều nghiên, trinh sát khu vực sắp thực hiện nhiệm vụ
6. Tinh thần dũng cảm, bất khuất của võ sĩ đạo: quyết thực hiện nhiệm vụ tới cùng, tự sát để không lộ bí mật & bảo vệ tư cách
ninja-loan-thi
Ninjutsu – trào lưu trong giới trẻ
Nước Nhật đã nghiên cứu lại lịch sử về ninja trong những năm 50, 60 của thế kỉ trước. Từ đó ninja đã trở thành một hình tượng cực kì được yêu thích trong truyện tranh và phim ảnh. Sự xuất hiện đầu tiên của ninja trong một tác phẩm của phương Tây là năm cuốn tiểu thuyết về James Bond “You Only Live Twice” năm 1964. Khi phiên bản phim ra mắt vào năm 1967, trên khắp châu Âu và Bắc Mỹ, công chúng đã “phát sốt” với ninja của Nhật Bản.ninja-rua
Kể từ đó ninja xuất hiện ở khắp nơi. Nhân vật Snake Eyes và kẻ thù Storm Shadow trong siêu phẩm G.I. Joe chính là những Ninja. Trong những bộ phim hành động của mình ngôi sao võ thuật Chuck Norris thường xuyên chiến đấu chống lại cả đám Ninja. Xuất hiện vào cuối thập niên 80 đầu thập niên 90 Teenage Mutant Ninja Turtles đã trở thành một biểu tượng giải trí mới. Một số trường võ thuật đã tổ chức đào tạo Ninja như là một môn học riêng biệt, cùng với các hình thức huấn luyện chiến đấu tay đôi khác.
Kĩ năng của Ninja ngày nay được áp dụng ở nhiều trường huấn luyện và cơ quan đặc vụ của các lực lượng quân sự khắp nơi trên thế giới. Những binh lính tinh nhuệ này luyện tập phối hợp các kĩ năng chiến đấu, tàng hình, và các công nghệ khác nhằm xâm nhập vào thành lũy của đối phương, thu thập thông tin bí mật, tuyên truyền gây rối loạn nội bộ giống như Ninja đã làm từ hàng trăm năm trước đây.
Tác giả bài viết: http://trungtamnhatngu.edu.vn/
Nguồn tin: trungtamnhatngu.edu.vn

Trung Tâm Tiếng Nhật tại Long Biên - Hà Nội

Trung Tâm Tiếng Nhật tại Long Biên - Hà Nội
Trung Tâm Tiếng Nhật tại Long Biên - Hà Nội
Một số thông tin về địa điểm học tiếng nhật tại long biên
Hiện nay do nhu cầu học tiếng nhật của mọi người lên cao lên có rất nhiều cuộc điện thoại điện về trung tâm hỏi trung tâm có cơ sở tại long biên hay không ?
Thi trung tâm cũng xin thông báo với các bạn là trong thời gian gần nhất trung tâm tiếng nhật SOFL đang và chuẩn bị khai truơng cơ sở tại Long biên để đáp ứng nhu cầu học tập ngoại ngữ của các bạn quanh địa bàn nhé!

Để biết thêm chi tiết các bạn liên hệ trung tâm nhé: Hotline: 0969 511 589

Trung tâm tiếng nhật SOFL - Tiếng nhật cho mọi người !
Tác giả bài viết: http://trungtamnhatngu.edu.vn/
Nguồn tin: trungtamnhatngu.edu.vn

Thứ Năm, 23 tháng 10, 2014

Nên đi du học hay lao động tại Nhật

Nên đi du học hay lao động tại Nhật
Nên đi du học hay lao động tại Nhật
Một câu hỏi rất lớn đối với hầu hết các đối tượng khi có định hướng tìm kiếm thu nhập, học tập và làm việc tại Nhật Bản hiện nay.
 Mọi người cũng đang quá thừa thông tin và thường tiếp nhận những thông tin rất sai lệch từ các website. Nếu bài viết thuộc website du học thì khuyên tất cả nên đi du học, site về xuất khẩu lao động thì định hướng đi làm việc theo diện thực tập sinh.


Chính vì vậy, trên phương diện khách quan nhất, Japan.net.vn sẽ chỉ cho các bạn hiểu rõ nhất cả 2 chương trình này và từ đó định hướng theo những gì sẵn có của bản thân.

Không để bị hiểu nhầm

Thứ nhất, Du học Nhật đơn thuần là đi học, việc làm chỉ để có thêm tài chính giảm bớt gánh nặng kinh tế gia đình. Rất nhiều công ty du học qua mắt mọi người qua những ngôn từ và câu nói, ví dụ như: định hướng đi theo hệ vừa học vừa làm. Điều này là hoàn toàn sai, thuật ngữ “hệ vừa học vừa làm” ở Việt Nam xuất phát từ một số trường đại học: Bạn đã đi làm rồi, nhưng muốn học thêm để có văn bằng tương đương Đại học hoặc lấy bằng thứ 2, thứ 3,… (có thể khác ngành) hoặc là các công ty, cơ quan của bạn muốn bạn nâng cao trình độ sẽ đăng ký và trả tiền học phí cho bạn theo học mà bạn không có thời gian học giờ chính qui như sinh viên bậc đại học thì bạn học các khóa học vừa học vừa làm này. Còn du học Nhật thì không có hệ vừa học vừa làm, chương trình du học Nhật hoàn toàn giống các nước tiên tiến khác nhưng yêu cầu về tiếng thấp hơn (tuy vậy sinh viên sẽ có 1-2 năm học dự bị tiếng - đây cũng là khe hở để các công ty du học làm sai đi vì kể cả sinh viên học quá kém thì cũng phải 1-2 năm sau mới thi chuyển hệ, không qua bị đuổi về, và lúc đó công ty đưa đi cũng đã hết trách nhiệm.

Làm việc khi đi du học không có nhiều lựa chọn, thông thường vẫn là làm quán ăn, dọn dẹp, khách sạn, cửa hàng,… Quy định của chính phủ Nhật là chỉ cho phép du học sinh được làm việc 28 tiếng/tuần (từ 4h/ngày). Những việc này là làm thêm nên có thể nghỉ bất cứ lúc nào, không có tính chất ổn định, không có chế độ khác. Thu nhập từ làm thêm khá cao, hoàn toàn có thể giúp du học sinh phần nào trang trải học phí và tiền sinh hoạt.

Thứ 2, thực tập sinh kỹ năng Nhật Bản không phải là đi thực tập, hay đi học mà bản chất là đi lao động. Đây là hình thức duy nhất đi xuất khẩu lao động Nhật Bản. 70% tuyển lao động phổ thông, còn lại là lao động có tay nghề như: hàn, tiện, phay, bào, dệt may,… Luật pháp Nhật không tiếp nhận lao động nước ngoài nhập cảnh, muốn làm việc tại Nhật Bản thì lao động phổ thông chỉ có con đường duy nhất là đi theo chương trình phái cử, tức thực tập kỹ năng. Theo chương trình này, người lao động vẫn được hưởng lương theo luật Lao động Nhật Bản, hợp đồng phái cử có thể là 1 năm hoặc 3 năm. Lợi thế lớn là vẫn được đóng bảo hiểm, đảm bảo mức lương, đảm bảo sinh hoạt theo luật bảo vệ lao động Nhật Bản, đảm bảo chế độ làm việc 8 tiếng/ngày, 40-44h/tuần, nghỉ lễ tết, nhân hệ số thu nhập theo giờ khi tăng ca, làm thêm.


Cả du học và lao động tại Nhật đều cần phải học tiếng thật tốt

Cả du học và lao động tại Nhật đều cần phải học tiếng thật tốt

Ai đi du học? Ai đi xkld ?
- Đối với những bạn trẻ, mới tốt nghiệp cấp 3, cao đẳng, đại học có thể cân nhắc đi du học Nhật bởi cánh cửa tương lai sẽ rất rộng mở khi tiếng Nhật tốt và có bằng cấp khi về nước. Tuy nhiên, học tiếng Nhật không phải chuyện dễ dàng, nên cân nhắc cơ bản và tố chất bản thân xem có phù hợp không

- Do chưa thể có ngay việc làm thêm (nếu có xin được thì tiếng kém cũng không thể làm lâu được), tài chính gia đình phải sẵn có khi đến kỳ đóng học. Khi chọn các trường ở trung tâm thành phố cũng nên cân nhắc vì chi phí sinh hoạt, ăn ở thường rất cao (Tokyo được đánh giá là thành phố đắt đỏ nhất thể giời)

- Với những ai có mục tiêu đi tìm thu nhập phụ giúp gia đình, tìm hiểu thêm về văn hóa làm việc, học hỏi tiếng Nhật nhưng không bền về tài chính nên tìm đến chương trình lao động. Khả năng học kém, độ tuổi cao (23 trở lên), thì cũng chỉ có thể lựa chọn con đường duy nhất này. Thu nhập thông thường của chương trình này khoảng trên 20 triệu/tháng, tích lũy sau 3 năm theo các cơ quan chức năng thống kê vào khoảng 720 triệu sau 3 năm.

- Khi đi lao động Nhật Bản theo chương trình thực tập sinh kỹ năng, người lao động phải nhận thức rõ quy trình tuyển chọn chung và riêng của công ty khi tham gia. Hạn chế đi nghe theo người này người kia đứng ra đảm bảo, nên chọn công ty lớn, uy tín. Từ bỏ những suy nghĩ muốn đi nhanh, phí thấp, lương cao vì tất cả đều nẳm trong khung quy trình tuyển chọn thực tập kỹ năng theo JITCO (tổ chức quản lý tu nghiệp sinh ngoài nước của Nhật Bản) quy định từ trước, mức lương cũng theo Luật lao động Nhật quy định.

Lời khuyên

- Chọn đúng chương trình: Nhật Bản là đất nước tiên tiến, đi trước chúng ta nhiều năm và có thu nhập bình quân lớn hơn rất nhiều, được học tập hoặc làm việc tại đây là điều hết sức may mắn cho những ai đã và đang theo đuổi nó. Cả đi lao động và du học đều không khó (so với các nước như: Thụy Sỹ, Anh, Úc, Mỹ,... thì du học Nhật dễ dàng tham gia hơn rất nhiều và cánh cửa sau khi về nước không hề thua kém). Tuy nhiên, việc chọn sai chương trình khi tham gia (thông thường vẫn là muốn đi làm nhưng lại đi theo con đường du học) chắc chắn sẽ đem đến những hậu quả khó lường, mọi định hướng đều không được như mong muốn.

- Hạ thấp nguyện vọng: Nhiều sinh viên nghĩ sau khi sang du học có thể kiếm được nhiều tiền vừa trang trải ăn học, ở, sinh hoạt và vẫn còn để lại thu nhập để gừi về gia đình. Bằng phép nhân và hạch toán từng khoản rất cơ bản các bạn có thể thấy điều này hiện nay là không thể.
Với chương trình tu nghiệp sinh (nay gọi là thực tập sinh), mức thu nhập để ra có thể dao động rất lớn từ 15-50tr/tháng tùy thuộc vào mức độ hào phòng của xí nghiệp khi trả lương, thời gian làm thêm, chính sách từng vùng tại Nhật. Tuy nhiên, không nên quá trông chờ vào những mức thu nhập trên trời đó, đệ nhẹ dạ và thoải mái tâm lý khi đi Nhật lao động thì chỉ nên có nguyện vọng ở mức 20-25/tháng gửi về cho gia đình

- Chương trình du học khá đơn giản khi làm hồ sơ giấy tờ, tuy nhiên cần sự hợp tác và khéo léo giữa công ty và gia đình khi phỏng vấn xin visa, gia đình và sinh viên nếu hiểu rõ thì khá đơn giản. Học viên nên chú ý đến những gì công ty nhắc nhở và hướng dẫn

- Với chương trình thực tập kỹ năng, chọn đúng công ty là yếu tố rất quan trọng, ảnh hưởng lớn đến thời gian, chi phí và khả năng đi của người lao động. Cần hết sức cảnh giác khi chọn công ty, và đặc biệt không nên nghe cá nhân nào đứng ra đảm bảo hoặc cam kết chắc chắn bởi bản chất chương trình không thể chắc chắn là đi được ngay vì phụ thuộc vào xí nghiệp tuyển chọn. Trực tiếp xí nghiệp Nhật sang Việt Nam để tuyển chọn lao động, tất nhiên những ai có ngoại hình, bằng cấp, tay nghề, thể lực, tuổi trẻ sẽ có những lợi thế riêng khi tham gia

- Đặc biệt, ở cả hai chương trình, phí tham gia mà các công ty của người lao động còn tương đối cao do vậy mỗi người khi định hướng tham gia nên cân nhắc kỹ tài chính để tham gia, tránh gây khó khăn cho gia đình, áp lực cho bản thân.

Trung tâm tiếng nhật SOFL - Tiếng Nhật cho mọi người !
Tác giả bài viết: http://trungtamnhatngu.edu.vn/
Nguồn tin: trungtamnhatngu.edu.vn

Dịch vụ gia sư,giảng dạy tại nhà và Công ty

Dịch vụ gia sư,giảng dạy tại nhà và Công ty
Dịch vụ gia sư,giảng dạy tại nhà và Công ty
Thông tin vê các địa điểm học tiếng nhật tại hà đông, từ liêm, đông anh, gia lâm, long biên....
Trung tâm tiếng nhật SOFL thông báo !

Nhằm đáp ứng nhu cầu học tập tại các doanh nghiệp cũng như nhu cầu học tại nhà của mọi người. Trung tâm liên tục triển khai và nâng cao dịch vu giảng dạy gia sư tại nhà cũng như tại các doanh nghiệp. Vì vậy các bạn ở các khu vực ngoại thành như Hà Đông, Từ Liên, Đông Anh, Long biên, Gia Lâm, Thường tín,.. Trung tâm tiếng nhật SOFL hiện tại có 3 cơ sở là tại Thanh Xuân, Hai Bà Trưng và Cầu giấy. là nơi các bạn gần có thể đến trực tiếp học. Ngoài ra thì các bạn ở các quận huyện ngoại thành nếu có nhu cầu học thì cứ liên hệ trung tâm để biết thêm chi tiết về dịch vụ giảng dạy, gia sư tại nhà và công ty .

Trung tâm tiếng Nhật SOFL sắp tới sẽ tiến hành khai trương các cơ sở địa điểm học tại Hà Đông, Từ Liêm, Đông Anh, Long Biên, Gia Lâm. Để đám ứng nhu cầu học ngoại ngữ của các bạn xa trung tâm thành phố mà có nguyện vọng theo học tại trung tâm. Để biết thông tin các điểm học của trung tâm tiếng nhật tại Hà đông, Từ Liêm, Đông Anh, Long Biên, Gia Lâm mọi người theo dõi tại website: http://trungtamnhatngu.edu.vn/

Chúng tôi sẽ liên tục cập nhật những địa điểm học mới tại website. Vậy mong các bạn có nhu cầu học tiếng nhật mà ở xa trung tâm thì hay thường xuyên theo dõi website để cập nhật thông tin địa điểm học tiếng nhất gần nhà mình hay công ty mình một cách sớm nhất .

Trung tâm tiếng nhật SOFL - Tiếng nhật cho mọi người !
Tác giả bài viết: http://trungtamnhatngu.edu.vn/
Nguồn tin: trungtamnhatngu.edu.vn

Cách nói thời gian bằng tiếng nhật

Cách nói thời gian bằng tiếng nhật
Cách nói thời gian bằng tiếng nhật
Cách hỏi giờ trong tiếng nhật thật là đơn giản...
Để hỏi thời gian bằng tiếng Nhật ta dùng mẫu câu:
いま、なんじですか?  >>> Bây giờ là mấy giờ ?
ima nan ji desu ka ? 今、何時ですか?
Nếu trả lời : Bây giờ là 4 giờ ta nói : いま、4じです
ima yo ji desu  いま、よじです。




1 giờ : ichi ji        いちじ  1時
2 giờ : ni ji     にじ   2時
3 giờ : san ji    さんじ  3時
4 giờ: yo ji     よじ   4時
5 giờ : go ji    ごじ   5時
6 giờ : roku ji   ろくじ  6時
7 giờ : shichi ji (hoặc : nana ji)  しちじ (ななじ) 7時  -> Trong hội thoại người ta dùng   しちじ   nhiều hơn.
8 giờ : hachi ji   はちじ  8時
9 giờ : ku ji     くじ    9時
10 giờ : jyuu ji   じゅうじ  10時
11 giờ : jyuu ichi ji   じゅういちじ 11時
12 giờ :  jyuu ni ji    じゅうにじ  12時
Khi hỏi giờ chúng ta có các cách hỏi sau, câu càng dài thì càng lịch sự, lễ phép và ngược lại.
1. いま、なんじ ですか ?  ( 今、何時ですか?)   ima nanji desu ka ?
2.いま、なんじ?   (今、何時?)                    ima nanji ?
3.なんじ?  ( 何時?)                                  nanji ?
Trả lời cũng vậy, trả lời câu càng dài thì càng kính ngữ và ngược lại.
1.いま、3じです。   (今、3時です。)            ima san ji desu .
2.いま、3じ。      (今、3時。)                 ima san ji .
3.3じ。          (3時。)                      san ji .
Các bạn tập số đếm từ 1 đến 12
1: いち   tiếng kanji viết như sau  :     一
2 : に                      二
3: さん                     三
4: よん (し)                 四
5: ご                     五
6: ろく                    六
7: しち (なな)              七
8: はち                   八
9: きゅう                  九
10: じゅう                 十
11: じゅういち              十一
12: じゅうに               十二
Nếu muốn nói : ” Bây giờ là 2 giờ rưỡi ” ta nói như sau
いま、にじ はん ですima,ni ji han desu    いま、にじ はん です。   (今、2時半です)
はん : han    là một nữa, trong trường hợp nói về thời gian nó là “rưỡi ” hay 30 phút.
Ta cứ việc thêm chử “han” sau giờ như ví dụ trên là được. Các bạn thử tự nói từ 1 giờ rưỡi
đến 12 giờ rưỡi xem :)
Đề nói phút trong tiếng Nhật ta nói như sau : …ふん  (分)   fun
いま、3時35分ですいま、さんじ さんじゅうご ふん です。 ima san ji sanjuugo fun desu.  Bây giờ là 3 giờ 35 phút
1 phút :        (  一分 )     いっぷん               ippun
2 phút :        ( 二分 )       にふん                 ni fun
3 phút :        ( 三分 )       さんぷん              san pun
4 phút :        ( 四分 )        よんぷん             yon pun
5 phút :        ( 五分)           ごふん              go fun
6 phút :        ( 六分)          ろっぷん              roppun
7 phút :        ( 七分 )         しちふん              shichi fun
8 phút :        ( 八分 )           はっぷん            happun:
9 phút :        ( 九分 ) :         きゅうふん           kyuu fun
10 phút :      ( 十分 )            じゅっぷん           juppun
15 phút :      ( 十五分 )          じゅうごふん       juu go fun
3o phút :       ( 三十分 )        さんじゅっぷん  hay nói cách khác là :   はん      han ( rưỡi)
Tác giả bài viết: http://trungtamnhatngu.edu.vn/
Nguồn tin: trungtamnhatngu.edu.vn

Kinh nghiệm học tiếng nhật

Kinh nghiệm học tiếng nhật
Kinh nghiệm học tiếng nhật
Để học tiếng nhật tốt các bọn nên đọc bài viết này...
Những người học tiếng Nhật nói riêng và ngoại ngữ nói chung ai cũng mắc một số căn bệnh nhất định. Nhưng đa số có lẽ không ai nhận ra hay là không chịu nhận mình mắc những thứ bệnh này:

1. Lo lắng hấp tấp: Từ khi bắt đầu học những chữ cái đầu tiên đã luôn nghĩ là “học khó thế này”, “học trước quên sau” thế này thì biết bao giờ mới giỏi, mới nói được như anh A, chị B đây? Rồi từ đây sẽ gây ra những “hệ luỵ” hoặc là chản nản, hoặc là sẽ cố nhồi nhét (tất nhiên là không có kết quả).

2. Muốn giỏi nhưng bề ngoài luôn tự an ủi “chỉ học chơi”: Đây là câu cửa miệng của rất nhiều người. Có lẽ trong lòng thì khi đã làm cái gì ai chả muốn giỏi nhưng họ lại tự đánh lừa mình rằng “tới chỉ học chơi nên chả cần giỏi, chả cần phải cố”… Hệ luỵ của việc này là không chịu khó và dễ gây ra cách học “qua loa”.


luu y khi hoc nhat ngu
3. Sính chữ, khoe khoang: Dạo qua một số diễn đàn hay gặp qua một số người học thì bạn sẽ dễ dàng nhận ra rằng có một số người luôn muốn “khoe khoang” cái mình vừa học được. Ví dụ cố tình dùng những từ lóng/ từ khó mà vừa học được ở đâu đó. Tất nhiên là cũng có nhiều người thậm chí chưa hiểu cặn kẽ về những thứ này nhưng lại thích đem ra hù người khác.

4. Ỷ lại: Đây là căn bệnh dựa vào internet và ỷ lại vào “thành quả” của người khác . Hầu như khi thấy ai viết thế nào thì bê nguyên về mà không suy nghĩ đúng hay sai. Tất nhiên điều này cũng sẽ tạo ra một sự hời hợt.

5. Hay mắc cỡ: Đây là tâm lý rụt rè khi phải viết/nói một câu mà chính mình không chắc đúng hay sai. Tâm lý này đã làm cho người học bỏ mất rất nhiều cơ hội để thực tập kỹ năng của mình. Nên nhớ là bạn đang học chứ không phải đang chứng minh cho người khác là bạn giỏi và luôn cho kết quả đúng!

6. Chạy theo cái lớn lao bỏ qua cái cơ sở. Những ai đã có 1kyu, 2kyu, những ai luôn tự hào rằng mình dịch hay nói giỏi thử dành ra một vài phút suy nghĩ lại những thứ thật sơ đẳng như “これ・それ” ”は・が” v.v.. xem mình đã hiểu thật thấu đáo chưa? Nhiều người dịch rất giỏi và luôn xưng danh mình giỏi nhưng khi được hỏi những thứ sơ đẳng lại không nắm rõ!
Tác giả bài viết: http://trungtamnhatngu.edu.vn/

Thứ Ba, 14 tháng 10, 2014

Chúng ta cùng học chữ Hán

Chúng ta cùng học chữ Hán
Chúng ta cùng học chữ Hán
Học chữ hán đòi hỏi phải chăm chỉ nhớ từng chữ hán một ! hôm nay các bạn cùng mình học một số chữ hán nhé ...
Chúng ta cùng nhau học chữ Hán nào:
1
Chữ hán : 亜

Âm hán : Á
Cách đọc âm on (音読み) : ア
Cách đọc âm kun (訓読み) :
Ví dụ : 亜熱帯(アネッタイ) : á nhiệt đới ; 亜麻(アマ) : á ma ( cây lanh ) ; 東亜(トウア) : Đông á
2
Chữ hán : 哀
Âm hán : AI
Cách đọc âm on (音読み) : アイ
Cách đọc âm kun (訓読み) : 哀れむ(あわれむ) : thương hại (ĐT) ; 哀れ(な)(あわれ) : Tội nghiệp, đáng thương hại (tính từ đuôi na)
Ví dụ : 哀悼(アイトウ) : ai điệu  ; 悲哀(ヒアイ) : bi ai
3
Chữ hán : 愛
Âm hán : ÁI
Cách đọc âm on (音読み) : アイ
Cách đọc âm kun (訓読み) :
Ví dụ : 愛する(アイする) ; 愛(アイ) : ái, ái tình (tình yêu)  ; 愛情(アイジョウ) :  ái tình ; 愛憎(アイゾウ) :  ái tăng ( sự thương ghét ) ; 恋愛(レンアイ) : luyến ái
4
Chữ hán : 悪
Âm hán : ác,ố
Cách đọc âm on (音読み) : アク, オ
Cách đọc âm kun (訓読み) : 悪い(わるい): xấu
Ví dụ : 悪(アク) : ác, điều ác  ; 悪意(アクイ) : ác ý  ; 増悪(ゾウアク) : Tăng ố ( Sự giận ghét) ; 悪魔(アクマ) : ác ma
5
Chữ hán : 握
Âm hán : ác, ốc
Cách đọc âm on (音読み) :アク
Cách đọc âm kun (訓読み) : 握る(にぎる) : nắm lấy
Ví dụ : 握手(アクシュ): ác thủ (bất tay) ; 把握(ハアク): bả ác (sự nắm bắt)
tieng han6
Chữ hán : 圧
Âm hán : ÁP
Cách đọc âm on (音読み) : アツ
Cách đọc âm kun (訓読み) :
Ví dụ : 圧政(アッセイ): áp chế   ; 圧倒(アットウ): áp đảo  ; 圧力(アツリョク): áp lực ;気圧(キアツ): khí áp
7
Chữ hán : 安
Âm hán :  an, yên
Cách đọc âm on (音読み) : アン
Cách đọc âm kun (訓読み) : 安い(やすい): RẺ ; 安らか(やすらか)(な): yên ổn (tính từ đuôi na)
Ví dụ : 安心(アンシン): an tâm,yên tâm  ; 安全(アンゼン): an toàn  ; 安定(アンテイ): an định,yên định(sự  ổn định)
8
Chữ hán : 案
Âm hán : án
Cách đọc âm on (音読み) : アン
Cách đọc âm kun (訓読み) :
Ví dụ : 案(アン): án (bản đề án)  ; 案内(アンナイ): án nội (sự hướng dẫn)  ; 提案(テイアン): đề án
9
Chữ hán : 暗
Âm hán :  ám
Cách đọc âm on (音読み) : アン
Cách đọc âm kun (訓読み) : 暗い(くらい):  tối (ngược với nghĩa sáng) Ví dụ : 暗号(アンゴウ): ám hiệu ; 暗黒(アンコク: ám hắc (sự hắc ám) ; 暗示(アンジ):  ám thị ; 暗殺(アンサツ): ám sắt
10
Chữ hán : 以
Âm hán : dĩ
Cách đọc âm on (音読み) :イ
Cách đọc âm kun (訓読み) :
Ví dụ : 10以上(イジョウ): dĩ thượng (10 trở lên tính cả số 10)  ; 10以下(イカ):10 dĩ hạ (10 trở xuống tính cả số 10)  ; 以前(イゼン): dĩ tiền (trở về trước)  ; 以後(イゴ): dĩ hậu (trở về sau) 
Tác giả bài viết: http://trungtamnhatngu.edu.vn/
Nguồn tin: trungtamnhatngu.edu.vn

Phương pháp học chữ Kanji hay

Phương pháp học chữ Kanji hay
Phương pháp học chữ Kanji hay
Sau đây là một số điểm cần lưu ý để việc học chữ漢字 để đạt kết quả tốt hơn



 


I. Cấu trúc chữ 漢字 .Chữ 漢字 hầu hết được tạo thành từ 2 phần:
1. Phần bộ ( chỉ ý nghĩa của chữ )
2. Phần âm ( chỉ âm đọc gần đúng của chữ )

Phần bộ: Chỉ ý nghĩa của chữ.

Thí dụ: các chữ có liên quan tới con người đều có bộ Nhân, liên quan tới nước có bộ Thủy, tới cây có bộ Mộc, tới lời nói có bộ Ngôn…Bộ thường được viết bên trái như bộ Nhân Đứng イ trong chữ Trú 住 . Hoặc bên phải như bộ Đao刂 trong chữ Phẩu 剖( dùng để giải phẩu ) hoặc phía trên như bộ Thảo trong chữ Dược 薬 ( Vì thuốc ngày xưa chủ yếu từ cây cỏ ), hoặc dưới như bộ Tâm心 trong chữ Cảm 感( con tim cảm nhận )...

Việc nhận định hình thù và vị trí viết của các bộ hơi khó đối với người mới học, nhưng nếu đã học qua 1 lần có thể nhớ ra ngay, và như vậy mỗi chữ 漢字 chỉ cần nhớ phân nửa chữ còn lại ( phần chỉ âm ) là xong và 漢字 sẽ thấy đơn giản còn phân nửa.


Phần chỉ âm: cạnh “ Bộ “ là phần chỉ âm đọc của chữ. Có thể ở đây người ta đã căn cứ theo âm đọc của người Hoa, khi chuyển sang âm Việt, âm này không còn chính xác nữa. Tuy nhiên có thể nhận biết quy tắc này trong 1 số chữ:

Thí dụ: 白Bạch ( trắng ), 百Bách ( Trăm ), 伯Bá ( Chú bác ), 拍Phách ( nhịp ),泊 Bạc ( phiêu bạc ), 迫Bách ( thúc bách ).


Thí dụ: vừa kể có nhiều, song không phải là tất cả, nó không giúp chúng ta quyết định từng chữ phải viết như thế nào, nhưng khi thấy nó, ta có thể phần nào đoán được âm đọc ( một phần có thể đoán từ ý nghĩa của phần “ Bộ “, và ký ức của mình về các từ liên quan ).

3. Các đặc điểm khác về cấu trúc:

Chữ 漢字 trông rất phức tạp vì gồm nhiều nét, ngang dọc lung tung, rất khó nhớ. Tuy nhiên, mỗi chữ đều hình thành từ nhiều bộ phận, từ nhiều chữ đơn giản. Tựa như chữ Trường trong Việt ngữ do chữ t, r, ư, ơ, n, g và dấu huyền hợp thành, chữ 漢字 cũng vậy, như chữ Phúc福 gồm bộ Thịネ, chữ Nhất一, chữ Khẩuロ, chữ Điền田. Do vậy, để nhớ ta phải phân tích nó ra, hay nói ra hơn phải đánh vần nó, như trường hợp chữ Phúc sẽ đánh vần tựa như sau: Bộ Thị, Nhất, Khẩu, Điền ( tất nhiên phải đánh vần theo thứ tự Viết ). Như vậy sẽ dễ nhớ hơn. 


4. Chữ 漢字 do nhiều bộ phận nhiều chữ đơn giản hợp lại, để diễn đạt thành 1 ý, do đó các thành phần của nó cũng giúp ta suy nghĩ ra ý tưởng của chữ.


Thí dụ: chữ Nam男 gồm bộ Điền 田cộng với Lực力, nghĩa là người làm việc chính trên đồng ruộng, hay chữ Dũng勇 gồm chữマ, chữ Nam男, chữ Liệt 劣gồm chữ Thiểu 少và bộ Lực力, nghĩa là thiếu sức. Điểm này không hoàn toàn đúng với mọi mặt chữ, nhưng có thể dùng nó để đặt thành những câu vè để dễ nhớ.


Thí dụ: chữ Nỗ 努gồm chữ Nô 奴và chữ Lực 力nghĩa là Nỗ lực như người nô lệ.


Tóm lại, khi học 漢字 nên lưu ý tới sự tồn tại của các Bộ và sự kết hợp của các chữ đơn giản, các chữ có cấu trúc giống nhau thường có âm đọc gần giống nhau, hay ý nghĩa của chữ đôi khi có thể suy luận từ các bộ phận cấu thành.


II. Cách nhớ mặt chữ

Ngoài cách nhớ nói trên ( bộ, và các chữ đơn giản ghép thành ) cũng nên biết các nguyên tắc sau đây:

1. Chữ 漢字 rất dễ quên, cần xem lại thường xuyên ( nếu được nên xem lại mỗi ngày ).

2. Thay vì dùng nhiều thời gian để học một chữ, nên học lướt qua chữ đó nhiều lần ( mỗi chữ chỉ nên học 1, 2 giây, nhưng nên nhìn lại hàng trăm lần tại các thời điểm khác nhau ).


III. Cách viết


Chữ 漢字 được viết theo thứ tự: “Trái trước phải sau, trên trước dưới sau, ngang trước sổ sau”.

Thí dụ: Chữ Hiệu校. Ta phải viết bộ Mộc trước vì nó nằm ở bên trái ( gồm 1 nét ngang, 1 nét sổ thẳng, 2 nét phẩy 2 bên ) rồi tới chữ đầu ( gồm 1 chấm, 1 ngang ) và chữ Giao ( gồm chữ Bát và 2 nét phẩy đè lên nhau ).

Cũng có người viết không tuân thủ 100% quy tắc trên, mà viết theo sự thuận tay. Tuy nhiên đối với người mới học, nên tuân thủ nguyên tắc trên là tốt nhất.

TÓM LẠI:

1. Trong sách chữ 漢字 được xếp theo bộ vì người Việt có thể hiểu được nghĩa phần lớn các chữ 漢字 ( dẫu không nhận mặt chữ được hay viết được ). nhưng có thể nhớ được Bộ của từng chữ. Chỉ phải học phần còn lại ngoài Bộ mà thôi.


2. Tên gọi và hình thù các bộ được liệt kê trong bảng kê các bộ, khi mới học không cần nhớ ngay bảng này, mà chỉ dùng nó để tra cứu, mỗi khi quên tên gọi của Bộ.


3. Chỉ nên học viết sau khi đã thuộc kỹ mặt chữ, thuộc tới mức có thể nhắm mắt lại tưởng tượng ra hình dạng của nó ( theo thứ tự đánh vần ). Khi đó hãy cố tưởng tượng vẽ lại hình dạng đã tưởng tượng. Nếu vẽ ( hay viết ) đúng, có nghĩa là ta đã thuộc được chữ. Nếu sai, xem xét lại chỗ nào, viết lại lần nữa, và lần này chắc chắn sẽ không còn sai. Tóm lại, chỉ cần tập viết khoảng 2 lần là đủ.


4. Nhưng điểm then chốt nhất vẫn là chuyện phải thường xuyên xem lại các chữ đã học, vì chúng rất dễ quên.


Trung tâm tiếng nhật SOFL - Tiếng Nhật cho mọi người !

Tác giả bài viết: http://trungtamnhatngu.edu.vn/
Nguồn tin: trungtamnhatngu.edu.vn

Học tiếng nhật ở đâu tốt nhất

Học tiếng nhật ở đâu tốt nhất
Học tiếng nhật ở đâu tốt nhất
Một trong những câu hỏi mà các bạn học viên đang và có nhu cầu học tiếng nhật muốn tìm hiểu và biết câu trả lời ?
Học tiếng nhật ở đâu tốt nhất ?

Nhưng mà nếu lên google mà tìm kiếm thì bạn sẽ thấy nhiều kết quả của nhiều nguồn website cho rằng học ở trung tâm tiếng nhật này tốt, trung tâm kia tốt và tất nhiện với nhiều kết quả đều tốt như vậy thì mọi người cũng không thể phân biệt được đâu là trung tâm tốt nhất.

Vậy thì làm sao để biết trung tâm tiếng nhật đó đào tạo có tốt không ?

Các bạn hay đánh giá bằng một số yếu tố sau nhé:

  1. Tìm hiểu thông tin về đội ngũ giảng viên ? Một trung tâm đào tạo chất lượng thì sẽ luôn thu hút được nhiều học viên vì vậy trung tâm đó phải có đội ngũ giảng viên hùng hậu , chuyên môn giỏi thì mới làm được điều như vậy.
  2. Tìm hiểu về cơ sở vật chất trung tâm . Đây cũng là một trong yếu tố để đánh giá trung tâm có tốt hay không ? học trong môi trường cơ sở vật chất hiện đại chắc chắn bạn sẽ học hiệu quả hơn môi trường mà không có. Phòng học rộng rãi, lớp học thân thiện,…
  3. Một trong nhưng nhân tố cũng không kém quan trong đó là đội ngũ chăm sóc học viên ( Tư vấn viên tại trung tâm ). Để đánh giá trung tâm đó tốt không thì ngoài các yếu tố trên thì khâu tư vấn và chăm sóc học viên cũng nói lên nhiều điều chỉ có trung tâm tốt thì đội ngũ tư vấn cũng được đào tạo tốt. Tư vấn học viên nhiệt tình , cung cấp đầy đủ thông tin  về giảng viên, khóa học tại trung tâm
  4. Yếu tố cuối cùng mình muốn chia sẻ với các bạn là Hãy lên đến trực tiếp trung tâm. Để tham gia học thử, kiểm nghiệm phương pháp học, xem cơ sở vật chất, xem quy mô trung tâm có lớn như những gì bạn được thấy trên website không ?

Chúc các bạn sẽ tìm được trung tâm tiếng nhật tốt nhất nhé !
Tác giả bài viết: http://trungtamnhatngu.edu.vn/
Nguồn tin: trungtamnhatngu.edu.vn